Những câu hỏi dạng ăn mì tôm có tốt không hay ăn mì ăn nhiều mì tôm lợi hay hại thì khá khó để kết luận. Tuy nhiên hãy cùng tìm hiểu qua các chất gây hại có trong mì cũng như cách ăn mì hại nhất.
Hiện nay, khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, hối hả, nhiều người thường lựa chọn mì tôm để “lót dạ” cho bữa sáng, thậm chí thay cho cả bữa chính vì tính tiện lợi của sản phẩm này.
Tuy nhiên, một gói mì giá rẻ lại hấp dẫn như vậy đều ẩn chứa những tác hại khó ngờ. Ăn mì tôm có tốt không? Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe con người như thế nào? Những vấn đề này sẽ được thông tin cụ thể trong bài viết sau.
Ăn nhiều mì tôm có tốt không
Dưới đây là một số thông tin, các bạn có thể xâu chuỗi chúng lại với nhau để đưa ra kết luận ăn mì tôm có tốt không của riêng bản thân mình.
Thành phần gây hại có trong mì tôm
Mì tôm hay mì ăn liền được các nhà khoa học đánh giá cao về mức độ tiện dụng trong cuộc sống con người nhưng lại vô cùng thấp về thành phần dinh dưỡng. Mì tôm chứa nhiều chất béo, calo và natri; được tẩm phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản, chất phụ gia và hương liệu.
Theo Tiến sĩ Sunil Sharma (Bệnh viện Malviya, New Delhi, Ấn Độ), trong hầu hết các sản phẩm mì tôm đều có chứa chất monosodium glutamate (MSG) và tertiary-butyl hydroquinone (TBHQ) – một chất bảo quản hóa học thu được từ ngành công nghiệp dầu khí – nhằm tăng hương vị và thời gian bảo quản.
Mặc dù hai chất này được cho phép có mặt trong thực phẩm ở một giới hạn nhất định nhưng nếu cơ thể con người dung nạp quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, hầu hết mì ăn liền được làm bằng bột maida – một loạt bột mì chưa được tẩy trắng. Loại bột này có hương vị phong phú hơn nhưng lại không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Đặc biệt, maida kết hợp với các chất bảo quản trong mì ăn liền có thể dẫn đến bệnh béo phì ở con người.
Mì ăn liền còn chứa chất béo bão hòa mà nếu tiêu thụ quá mức hoặc thường xuyên có thể làm tăng mức độ cholesterol trong máu.
Hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cũng như bệnh tiểu đường type 2. Các chất khác trong mì ăn liền như dầu ăn thực vật, đường, xi-rô, chất phụ gia tăng hương vị và nhiều chất khác đều không tốt cho sức khỏe con người.
Tổng kết phần:
Để giúp mì ăn liền có vị ngon và trông đẹp mắt hơn người ta đã sử dụng bột Maida được tẩy trắng cùng với một số dầu ăn thực phẩn có chất phụ gia kèm theo chất bảo quản. Đây là những chất gây hại cho cơ thể con người nếu sử dụng nhiều
Tác hại của mì tôm với sức khỏe
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, việc ăn nhiều mì tôm thường xuyên, sẽ khiến cơ thể chúng ta không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những loại gói mỳ cao cấp. Dưới đây là những tác hại của mì tôm có thể gây ra đối với cơ thể:
– Nguy cơ gây ung thư:
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
– Gia tăng bệnh tiểu đường và tim mạch:
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường.
Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
– Gây sỏi thận, loãng xương:
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối.
Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.
Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
– Gia tăng quá trình lão hóa:
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
– Gây béo phì:
Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…
Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Tổng kết phần:
Ăn nhiều mì tôm không tốt, nó có nguy cơ gây ra các bệnh: ung thư , Gia tăng bệnh tiểu đường và tim mạch , Gây sỏi thận , loãng xương , Gia tăng quá trình lão hóa , Gây béo phì.
Những cách ăn mì gói gây hại cho sức khỏe
Bản thân mỗi chúng ta đều có thói quen ăn mì tôm khác nhau, có người thích ăn mì bằng cách úp nước sôi, có người lại thích ăn sống hoặc chiên xào.
Tuy nhiên, trong số đó có những cách ăn mì có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 cách ăn mì gói phổ biến có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe con người:
– Ăn mì úp nước sôi vào buổi sáng:
Ăn mì tôm vào bữa sáng là thói quen rất phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, một gói mì vào buổi sáng sẽ không thể nào cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy nhanh đói, mệt mỏi, khó tập trung nên mọi hoạt động đều kém hiệu quả. Đặc biệt về lâu dài tình trạng này sẽ gây ra sự ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
– Dùng mì làm bữa ăn chính:
Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, rất ít chất xơ, vitamin, đạm nhưng lại giàu carbonhydrates và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Nếu sử dụng mì tôm làm bữa ăn chính sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và lâu dần sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hơn nữa, ăn mì quá nhiều còn gây nóng trong người và nổi nhiều mụn.
– Ăn trước khi ngủ:
Theo các nghiên cứu cho thấy, 2 giờ sau khi vào dạ dày mì tôm vẫn không thể tiêu hóa hết. Do đó, việc ăn mì tôm vào buổi tối hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, năng lượng trong mì tôm không được tiêu đi sẽ tích tụ khi ngủ và tạo thành mỡ khiến chúng ta tăng cân nhanh chóng.
– Ăn sống:
Nhiều người trong chúng ta có sở thích ăn sống mì tôm vì nó giòn giòn, thơm thơm.
Tuy nhiên, do mì tôm được sản xuất bằng cách chiên qua dầu nên chứa rất nhiều chất béo khó tiêu hóa. Thói quen ăn mì tôm sống không chỉ gây đầy bụng mà còn gây tăng cân mất kiểm soát.
Tổng kết phần
Mì tôm ăn liền nếu ăn không đúng cách cũng không tốt cho lắm, một số cách ăn mì xấu mà bạn không nên thử như: ăn sống, ăn trước khi đi ngủ, ăn mì vào các bữa chính, ăn mì úp với nước sôi.
Cách ăn mì tôm tốt cho sức khỏe
– Ăn kèm rau xanh:
Phần lớn chúng ta khi ăn mì đều chỉ ăn không hoặc thêm trứng. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, chúng ta nên cho thêm thức ăn kèm khi ăn mì ăn liền với những món ăn giàu vitamin như rau bina (rau cải bó xôi), ớt xanh, rau lá xanh …để pha loãng các chất phụ gia khác nhau trong gói mì gây hại cho cơ thể con người.
– Bỏ gói gia vị:
Mì tôm vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo. Trước những chất béo không tốt cho cơ thể này, các chuyên gia khuyên chúng ta nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền.
– Không ăn mì úp:
Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mì vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, các chuyên gia khuyên khuyên mọi người nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mì đã chín sơ vào chế biến.
Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mì.
– Nấu mì đúng cách:
Cách nấu mì thông thường là đun nước sôi rồi cho mì và các gói gia vị vào, sau đó đun thêm khoảng vài phút là đem ra ăn.
Tuy nhiên cách chế biến nêu trên là hoàn toàn sai và gây hại cho sức khỏe của bạn, bởi thành phần chính trong gia vị của mì ăn liền là bột ngọt, khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử thành chất không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra sau khi chiên, sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp dầu mà cơ thể phải mất từ 4 – 5 ngày mới có thể tiêu hóa hết.
Tốt nhất các bạn nên nấu mì theo hướng dẫn sau:
– Chần vắt mì trong nước sôi
– Khi các cọng mì bắt đầu tách rời nhau, vớt mì ra và đổ bỏ nước (loại bỏ lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì)
– Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa ngay sau đó để mì không bị nhão nát
– Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào trộn đều. Hoặc lấy mì ra và trộn với gói gia vị nếu là loại mì ăn khô.
Ngoài ra các bạn cũng lưu ý rằng gói bột nêm trong mì thường hơi nhiều để tạo cảm giác đậm đà ngon miệng, chúng ta nên chỉ dùng một nửa hoặc 2/3, không nên ăn quá mặn.
Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây phần nào đã giúp các bạn hiểu được việc ăn mì tôm có tốt không cũng như những tác hại của mì tôm đối với sức khỏe con người. Mặc dù là một sản phẩm tiện lợi, giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều thời gian, tuy nhiên các bạn nên cân nhắc kỹ việc sử dụng loại
Leave a Reply