Trong tuần qua chúng tôi có nhận được rất nhiều những câu hỏi đại loại như bà bầu ăn mì tôm có được không, mang thai ăn nhiều mì tôm có ảnh hưởng đến thai nhi ?
Với nhiều người, mì tôm là món ăn không thể thiếu vào mỗi ngày. Không chỉ bởi tính tiện dụng của sản phẩm này mà hiện nay trên thị trường có vô vàn loại mì tôm có hương vị khác nhau, giúp người dùng cảm thấy ngon miệng, hấp dẫn.
Bà bầu có nên ăn mì tôm hay không
Nhiều nữ giới khi mang thai thường thắc mắc việc bà bầu ăn mì tôm được không và có gây nguy hại gì cho sức khỏe không? Vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể ngay trong bài viết sau.
Giá trị dinh dưỡng của mì tôm với bà bầu
Xét về giá trị dinh dưỡng, mì tôm có thành phần chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu, chất bảo quản, nhưng lại thiếu trầm trọng vitamin, protein, chất xơ. Do đó, mì tôm không được xếp vào danh sách những thực phẩm lành mạnh và cân bằng.
Đặc biệt, với hệ tiêu hóa của các bà bầu, mì tôm được xem là một “người bạn” không mấy “thân thiện”. Bởi theo nhiều nghiên cứu, sau nhiều giờ đi vào trong cơ thể, mì tôm và các chất bảo quản trong mì vẫn không dễ gì bị phân hủy.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với người trưởng thành, nhu cầu muối cần cung cấp mỗi ngày chỉ trong khoảng 1,5 – 2g, nhưng hàm lượng muối trong một gói mì 100g tới khoảng 2,7 g muối, vượt quá ngưỡng cho phép trong ngày.
Vì vậy, nếu ăn mì tôm liên tục từ ngày này sang ngày khác, các bà bầu có nguy cơ phải đối mặt với bệnh cao huyết áp.
Có thể bạn quan tâm: Ăn nhiều mì tôm có tăng cân không
Không dừng lại ở đó, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng Journal of Nutrition cho thấy những bà bầu thường xuyên ăn mì tôm còn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường khá cao, ngay cả khi vẫn đang duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện lành mạnh.
Cách ăn mì tôm tốt dành riêng cho bà bầu
Nhiều mẹ bầu thường có thói quen ăn mì tôm úp bằng cách cho gia vị vào mì tôm, đổ nước sôi, úp vung và đợi mì chín là ăn. Tuy nhiên, chính những gói gia vị là thứ chứa nhiều muối, được chiên dầu nhiều lần.
Đây cũng là một trong số những tác nhân gây ung thư. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe, các mẹ bầu nên ăn mì tôm đúng cách theo hướng dẫn sau:
Luộc sơ trước khi nấu:
Đầu tiên các bạn đổ nước vào nồi rồi đun nóng. Khi nước sôi, hãy chắt một phần nước vừa đủ để ăn mì ra một bát riêng rồi giữ ấm.
Phần nước còn lại trong nồi bạn thả miếng mì tôm vào, tiếp tục đun sôi đến khi những sợi mì bắt đầu rời ra thì vớt mì vào rổ sạch, chờ ráo nước. Đây chính là cách luộc (chần) mì tôm qua nước sôi để loại lớp dầu chiên có sẵn ở trong vắt mì.
Hạn chế muối:
Gói gia vị nêm mì thường chứa rất nhiều bột ngọt và một lượng lớn muối rất có hại cho sức khỏe. Bởi vậy, các mẹ bầu nên hạn chế dùng chúng hay chỉ dùng phân nửa là đã đủ để thưởng thức hương vị đậm đà, mà không quá ảnh hưởng đến cơ thể.
Ngoài ra các bạn cũng không nên cho gia vị sẵn trong mì và sau đó đổ nước sôi bởi lẽ khi gặp nước sôi, bột ngọt trong gia vị (chủ yếu là Monosodium glutamate) sẽ bị biến đổi cấu trúc phân tử và hóa thành chất độc. Vì vậy cách ăn an toàn nhất cho bạn chính là nên đợi nước nguội bớt hoặc sợi mì hơi chín thì mới nêm gia vị vào.
Bổ sung chất cho mì tôm:
Để món mì tôm thêm ngon miệng và hấp dẫn, các bạn có thể ăn kèm với rau, thịt, hành lá.
Tuy nhiên bạn không nên nấu chung với mì tôm mà nên nấu riêng sau đó mới thả vào ăn cùng mì. Việc cho thêm rau, thịt vào ăn kèm có công dụng cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Không uống quá nhiều nước mì:
Nước mì cũng là một trong những điểm thu hút của mì gói bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn của nó.
Tuy nhiên các bà bầu không nên uống quá nhiều nước này vì lượng muối và dầu quá nhiều trong nước sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn. Các bạn có thể đổ bớt 1/2 lượng nước trong mì ra, chỉ còn lại một lượng nước ít vừa đủ để “nếm vị”.
Một số lưu ý cho bà bầu khi ăn mì tôm
Mặc dù các chuyên gia khuyến khích các bà bầu khi muốn ăn mì tôm thì nên sử dụng thêm các loại rau đi kèm, một phần để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, một phần để giúp món ăn trở nên ngon miệng, đỡ ngán, nhưng các mẹ bầu tuyệt đối không nên nấu mì với những loại rau dưới đây:
Rau sam:
Rau sam là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun.
Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.
Loại rau này không phù hợp với các bà bầu vì nó có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Ngải cứu:
Ngải cứu có tác dụng tốt trong việc điều hòa tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng.
Những thai phụ đang mang bầu ở 3 tháng đầu không nên ăn nhiều loại rau này bởi nó có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
Rau ngót:
Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng…
Mặc dù có chứa nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể, tuy nhiên trong rau ngót cũng có chứa Papaverin – đây là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp.
Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Rau răm:
Rau răm là một loại rau gia vị được sử dụng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.
Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
Đây là bài viết dành riêng cho bà bầu, các bạn có thể xem thêm bài viết: Ăn mì tôm có tốt không của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hơn, phục vụ cho cuộc sống của mình.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho việc bà bầu ăn mì tôm được không. Hi vọng qua những chia sẻ này, các bà bầu đã biết cách ăn mì tôm đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cả thai nhi, giúp thai phát triển khỏe mạnh và an toàn.
Có thể bạn quan tâm: chi phí phá thai bằng thuốc bao nhiêu tiền
Leave a Reply