Đau dây thần kinh tọa thường gặp từ 30-50 tuổi, tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới. Nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân, người lớn tuổi…là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh. Vậy đau thần kinh tọa có chữa được không?
Nguyên nhân, triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các hoạt động của chân, ngón chân tạo nên động tác đi lại, đứng ngồi xuống.
Đau dây thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa và các nhánh do nó bị tổn thương, chèn ép. Khoảng 80% trường hợp bị đau thần kinh tọa là do đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa.
- Dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của bệnh
– Gặp các cơn đau từ lưng xuống đùi, cẳng chân và ngón út, thường có cảm giác đau 1 bên lưng hoặc giữa cột sống.
– Khó khăn khi cúi xuống hoặc nghiêng người do cứng cột sống, đôi lúc chỉ cười nói cũng có cảm giác nhói đau.
– Cơn đau có thể chạy dọc từ vùng lưng, mông, đùi tới gót chân và ngược lại khiến người bệnh khó cử động tay chân, lâu ngày dẫn đến teo cơ.
– Chân mất cảm giác, tê cứng, đi lại khó khăn, kèm theo rối loạn đại tiểu tiện.
Nhìn chung, đau thần kinh tọa triệu chứng khá dễ nhận biết, khi có các biểu hiện đau vùng lưng, lan xuống chân và các ngón chân, thì nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
- Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa gặp nhiều nhất là từ 30-60 tuổi, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân, người lớn tuổi…là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh.
– Làm việc nặng, chấn thương, thay đổi tư thế đột ngột…là nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh tọa.
– Tổn thương cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp…là những căn bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa
– Ung thư di căn đến vùng cột sống, lao khớp cột sống, các khối u phát triển gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống.
Đau thần kinh tọa mức độ nhẹ thì người bệnh vẫn có thể làm việc, đi lại bình thường, tuy nhiên, nếu bệnh trở nên nặng hơn thì teo cơ, thậm chí tàn phế suốt đời.
Đau dây thần kinh tọa có chữa được không?
Đau dây thần kinh tọa có thể chữa bằng nhiều phương pháp như tây y, đông y hoặc vật lý trị liệu.
– Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể áp dụng các bài vật lí trị liệu như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt.
– Đông y: Là phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh dây thần kinh được đánh giá an toàn, hiệu quả. Đồng thời, người bệnh có thể được kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt…nhằm tăng hiệu quả của thuốc.
– Tây y: Một số thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, an thần kết hợp các bài tập phục hồi chức năng để cải thiện chứng đau dây thần kinh tọa.
– Phẫu thuật: Nếu tình trạng điều trị đau dây thần kinh tọa sau 6 tháng không khỏi, cơn đau dữ dội hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp mổ nội soi có tỉ lệ thành công lên tới 90%, đòi hỏi trang thiết bị y tế hiện đại và được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Lưu ý dành cho người đau dây thần kinh tọa
– Nên mặc quần áo ấm vào mùa đông, vì thời tiết lạnh là thời điểm gây khó khăn đi lại, vận động của người đau dây thần kinh tọa.
– Bổ sung chất dinh dưỡng, các loại vitamin, ăn nhiều hoa quả sạch, rau xanh.
– Vận động nhẹ nhàng, không đi giày cao gót, hạn chế các hoạt động thể thao như đá bóng, nhảy cao, nhảy xa…
– Không mang vác nặng, không ngồi 1 chỗ quá lâu, nhất là nhân viên văn phòng, công nhân, vận hành máy…
– Khi điều trị đau dây thần kinh tọa, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn và hạn chế biến chứng tàn tật vĩnh viễn.
Hi vọng qua những thông tin trên giúp ích cho các bạn, đừng quên đồng hành cũng Blog sức khỏe của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích nhé!
Leave a Reply