Hậu môn là vị trí chứa nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm và dễ bị đau, ngứa ngáy. Vì thế, bất cứ “thủ phạm” khi tác động cũng khiến người bệnh có cảm giác ngứa hậu môn dai dẳng.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa hậu môn. Chỉ khi đi khám bệnh mới có thể xác định được nguyên nhân và điều trị. Triệu chứng ngứa hậu môn đến nay chưa có thống kê cụ thể, nhưng tỉ lệ người bị là khá phổ biến.
Điều đáng nói, khi bị ngứa hậu môn, nhiều bệnh nhân ngại đi khám, nhưng vì ngứa quá nên dùng tay gãi. Đây là thói quen không tốt, vì càng gãi sẽ càng ngứa, thậm chí khiến hậu môn càng lở loét.
Ngứa hậu môn là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn có biểu hiện ngứa rát cục bộ. Đây là bệnh ngoài da do rối loạn thần kinh khu vực hậu môn, thậm chí lan rộng ra các vùng xung quanh. Vậy bị ngứa dương vật sau quan hệ có nguy hiểm không?
Triệu chứng ngứa hậu môn
Da khô là tình trạng khiến vùng da kích ứng và ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh thường xuyên dùng tay gãi ngứa. Do đó, triệu chứng đầu tiên là ngứa ngáy và gãi ngứa.
Quanh vùng hậu môn có những dấu hiệu bất thường như ẩm ướt, có màu trắng hoặc đỏ tùy nguyên nhân gây bệnh. Vùng hậu môn dễ bị tổn thương do người bệnh gãi, chà xát với quần lót…Thời điểm ngứa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khiến người bệnh đứng ngồi không yên, thậm chí có những lúc đông người, nơi công cộng hoặc công ty, lớp học nên có những hành động lạ, cọ xát xuống ghế, gãi bằng tay…
Đối với trẻ em, khi bị ngứa sẽ khiến trẻ quấy khóc, cáu gắt khi không tự gãi được ở hậu môn. Vùng hậu môn thường đỏ do giun kim, không cẩn thận vệ sinh, thay tã lót…
Ảnh hưởng của tình trạng ngứa hậu môn
Tình trạng ngứa hậu môn sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó, ngại ngùng nơi công cộng. Có những trường hợp vì ngứa quá mà có những hành động gãi, chà xát lên ghế…khiến nhiều người xung quanh khó chịu.
Ngứa hậu môn dai dẳng có thể do giun sán, bệnh chàm, nấm hậu môn hoặc do bệnh đường ruột cũng khiến hậu môn ngứa khó chịu.
Hoặc nhiều người bị ngứa hậu môn do táo bón, bệnh trĩ, nứt hậu môn. Vì vậy, khi bị ngứa hậu môn, người bệnh không nên e ngại, mặc cảm không đi khám mà nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên môn.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi hoặc đắp lá, rửa bằng các mẹo vặt có thể khiến tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Nếu do nấm thì nấm có thể lan rộng sang các vùng da khác như bộ phận sinh dục, từ đó ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Thói quen gãi vào vết thương có thể khiến vùng da hậu môn chai, dày sừng do nhiễm trùng, ngứa ngáy hơn.
Ngứa hậu môn phải làm sao?
Khi có triệu chứng ngứa, người bệnh cần đi khám chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Có thể bao gồm các biện pháp điều trị nội khoa, phẫu thuật kết hợp biện pháp tự chăm sóc, thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng…
Có thể dùng một số loại thuốc bôi mỡ, thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa ngáy. Nếu nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ tư vấn dùng thêm thuốc kháng sinh vào ban đêm nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
Điều trị ngứa hậu môn nếu đúng thuốc, đúng bệnh thì chỉ sau 1 tuần là khỏi triệu chứng. Còn nếu tình trạng ngứa ngáy vẫn còn xảy ra thì nhanh chóng tái khám để bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Lời khuyên khi bị ngứa hậu môn:
– Vệ sinh hậu môn đúng cách, nhất là sau đại tiện. Không dùng xà phòng, dung dịch vệ sinh hóa chất mạnh.
– Tránh lau chùi, chà xát mạnh ở hậu môn khi ngứa, vì có thể khiến hậu môn bị trầy xước, lở loét.
– Không mặc quần áo chật chội, ẩm ướt, nên mặc quần thoáng mát, chất liệu nhẹ.
– Giữ cho vùng hậu môn luôn khô thoáng, sạch sẽ.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, ăn những thực phẩm dễ tiêu như sữa chua, khoai lang…
– Tránh đồ ăn cay nóng, hải sản…vì chúng dễ khiến tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ của chúng tôi. Hi vọng qua đó giúp ích cho các bạn trong việc sớm phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe, đừng quên theo dõi Blog sức khỏe của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức y khoa bổ ích nữa nhé! Mọi kiến thức sức khỏe luôn được bác sĩ chuyên khoa cập nhật thường ngày
Leave a Reply