10 tác dụng của tỏi đen không phải ai cũng biết

tac dung cua toi den

Cùng tìm hiểu 10 tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe của con người và cách sử dụng tỏi đen sao cho hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

Dân gian đã dùng tỏi như một bài thuốc tự nhiên chữa các bệnh thường gặp như cảm cúm, nhiễm trùng, viêm nhiễm…hiệu quả.

Ở Việt Nam, có một loại tỏi có tên thường được biết là tỏi đen, tỏi cô đơn hay tỏi 1 nhánh, trải qua quá trình lên men từ tỏi trong 60 ngày mà hình thành lên, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là loại thảo dược quý.

10 Tác dụng của tỏi đen

Sau quá trình lên men và hình thành lên tỏi đen sẽ sản sinh ra nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe mà tỏi trắng không có hoặc ít như polypheno, carboline, flavanoid…

Giảm cholesterol:

Nếu quá nhiều cholesterol trong máu có thể gây bệnh tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim  tai biến mạch máu não. Do đó, tác dụng của loại tỏi cô đơn này là làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và giảm mỡ máu hiệu quả cao.

Tăng cường sức đề kháng:

Hoạt chất allicin trong tỏi đen có thể tiêu diệt hàng chục loại virus, từ đó giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe để cơ thể chống lại nhiều loại bệnh tật.

toi den co tac dung gi

Điều hòa đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường:

Việc ăn tỏi đen liên tục trong gần 2 tháng sẽ giúp giảm nồng độ đường và lượng hemoglobin trong máu, đồng thời giúp tăng insulin, từ đó điều hòa đường huyết hiệu quả.

Bảo vệ tim mạch:

Tác dụng của tỏi một nhánh giúp bảo vệ tim mạch, phân hủy fibrin trong huyết thanh giảm tình trạng xơ cứng động mạch rõ rệt.

Bảo vệ gan:

Tỏi đen (tỏi một nhánh) được dùng nhiều trong hỗ trợ điều trị các tổn thương ở gan.

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư:

Các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline trong tỏi đen có tác dụng giúp loại bỏ gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid, từ đó kháng lại tế bào khối u, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả.

Giảm đau viêm khớp:

Tỏi đen chứa kháng sinh thực vật có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, rất tốt trong điều trị giảm đau, tiêu sưng, tiêu diệt khuẩn gây hại ở khớp.

Tăng cường sinh lý:

Hợp chất allidiamin do allicin trong loại tỏi này kết hợp với vitamin B1 giúp điều hòa hormone, tăng cường sinh lý nam giới, cải thiện khả năng “giường chiếu”.

Chống mất ngủ kinh niên:

Tác dụng của tỏi đen khiến chúng được sử dụng mỗi ngày đó là cải thiện hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tối ưu và cải thiện giấc ngủ, chống mất ngủ kinh niên.

Làm đẹp da:

Ngoài những tác dụng về mặt sức khỏe thì tỏi đen còn có công dụng chống lão hóa, chống oxy hóa mạnh giúp làn da căng mịn, trẻ trung, xóa mờ vết nhăn.

than duoc toi den tri bach benh

Cách sử dụng tỏi đen dễ dàng như sau:

– Ăn trực tiếp: Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ, khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần của tỏi phát huy tối đa công dụng. Nên ăn 1-3 củ mỗi ngày.

– Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất rượu nếp nguyên chất. Uống mỗi ngày một lần, mỗi lần 50ml.

– Cắt thành lát: Có thể cắt thành lát rồi ăn, thường dành cho những người chưa quen với việc ăn cả củ.

Những người có thể sử dụng tỏi đen

– Người cần tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch nhằm phòng chống bệnh ung thư.

– Người mắc ung thư, sau phẫu thuật hoặc đang điều trị hóa trị, xạ trị.

– Những người đặc thù công việc tiếp xúc với môi trường độc hại.

– Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch và nguy cơ tai biến mạch máu não.

– Người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá…

– Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao huyết áp có thể ăn 2-4 tép tỏi đen mỗi ngày, nếu ở 2 tháng cuối thai kỳ thì chỉ nên sử dụng 1-2 tép/ngày.

– Tỏi đen chỉ dùng cho người lớn, trẻ em trên 12 tuổi mới được sử dụng.

Trên đây là nội dung bài viết xoay quanh chủ đề tác dụng của tỏi đen cám ơn các bạn đã theo dõi và mong rằng đây sẽ là bài viết hữu ích.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*