Được sử dụng phổ biến, nhưng những tác dụng của loại rau này là điều mà không phải ai cũng biết. Cùng xem ăn rau răm có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé !
Rau răm từ lâu vẫn là loại gia vị xuất hiện trong bữa ăn của khá nhiều gia đình, nhất là khi ăn kèm với trứng vịt lộn.
Rau răm hay còn được biết đến với tên gọi thủy liễu là loại cây thân cổ, mọc dưới nước hay ở những nơi ẩm ướt. Lá rau răm có dạng dài và thuôn nhọn ở đầu.
Đây là loại rau có mùi thơm đặc trưng và thường được sử dụng để ăn sống hoặc chế biến cùng với các món ăn như cháo trai, trứng vịt lộn…
10 tác dụng của việc ăn rau răm
Theo Đông y, rau răm có tính ấm, vị cay có tác dụng tiêu thực, khử trùng, trị đầy bụng, khó tiêu.. Ngoài những tác dụng trên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra khá nhiều những tác dụng khác của rau răm như:
Khắc phục nước ăn chân tay:
Rau răm có tác dụng khắc phụ nước ăn chân tay khá hiệu quả. Chỉ cần giã nhỏ đắp vào nhữn vị trí bị tổn thương hoặc chấm nước cốt vào chỗ bị đau mỗi ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả.
Chữa rắn cắn:
Đối với những trường hợp bị rắn cắn, nếu chưa thể đưa đến bệnh viện ngay, dùng rau răm giã nhỏ lấy nước cốt để uống, phần bã đắp vào chỗ cắn có thể làm chậm ảnh hưởng của nọc rắn.
Trị cảm cúm:
Rau răm kết hợp với gừng là bài thuốc dân gian trị cảm cúm hiệu quả. Giã nhỏ gừng sống cùng rau răm và lấy nước này uống sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
Ngoài ra, còn có thể dùng rau răm, tía tô, kinh giới, xương bồ, xuyên khung, bạch chỉ sắc uống cũng có tác dụng tương tự.
Chữa đầy bụng, khó tiêu:
Ăn rau răm có tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu nhanh chóng. Bên cạnh đó, có thể giã lấy bã và đắp và xoa quanh vùng rổn để hiệu quá hơn.
Đây là lý do tại sao, rau răm thường được ăn kèm với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trứng vịt lộn để tránh gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Bên cạnh đó, tính ấm của rau răm cũng góp phần “trung hòa” tính hàn của trứng vịt lộn.
Điều trị mụn nhọt:
Đối với những trường hợp mụn nhọt viêm nhiễm, sưng tây, rau răm và muối hạt là bài thuốc điều trị khá hiệu quả do tác dụng chống viêm, tiêu độc. Giã nhỏ hai thứ này, đắp vào vị trí có nhọt và băng lại sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn.
Trừ cước khí sưng chân:
Trong Nam dược thần hiệu, danh y Tuệ Tĩnh cũng đã viết về loại rau này như sau” Rau răm trừ được cước khi sưng chân và chữ rắn rết côn trùng cắn, chàm, ghẻ lở dùng uống trong và đắp ngoài”. Do đó, những trường hợp bị cước khí sưng chân, dùng bã rau răm để đắp sẽ thấy khá hiệu quả.
Chữa say nắng, khát nước:
Theo dân gian, nước cốt rau răm có khả năng chữa say nắng. Giã nát rau răm và lấy nước này đun sôi và cho người bệnh uống là được.
Ngoài ra, đối với những trường hợp bị say nắng bán hôn mê, có thể kết hợp 30g rau răm với 20g sâm bổ chính, rễ đinh lăng 16g, mạch môn 10g, sao vàng 4 vị sắc với 600ml, cho đến khi còn 200ml thì dừng lại. Lấy nước này chia 2 lần uống trong ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Điều trị kém ăn:
Dùng rau răm ăn bình thường hoặc sắc lấy nước uống sau bữa ăn là bài thuốc trị kém ăn rất hiệu quả.
Chữa tê bại, vết thương bầm tím:
Rau răm có khả năng chữa tê bại và loại bỏ các vệ thương bầm tím rất hiệu nghiệm. Chỉ cần giã nhỏ rau răm cùng long não hay dầu long não rồi xoa hay băng vào các vị trí tổn thương là được.
Chữa đau tim:
Đối với những trường hợp đau tim, dùng rễ rau răm sắc thêm với một chén rượu rồi uống sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Tác dụng phụ của rau răm
Các dụng phụ của rau răm thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn. Nó có thể gây rối loạn kinh nguyệt đối với những chị em đang trong kỳ kinh hay gây ra những cơn co bóp tử cung làm thai phụ sảy thai.
Ngoài ra, nhiều ý kiến còn cho rằng, ăn quá nhiều rau răm có thể làm giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Nam giới ăn nhiều rau răm sẽ kém tráng khí cường dương, tinh huyết dần khô cạn. Tuy nhiên, có hay không sự suy giảm sinh lý khi sử dụng rau răm là vấn đề còn khá nhiều tranh cãi.
Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng rau răm vẫn có một số tác dụng phụ. Do vậy, trước khi sử dụng loại rau này, cần cân nhắc để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn kể trên.
Nên ăn rau răm với những món nào?
Ngoài việc ăn sống như nhiều loại rau gia vị khác, rau răm còn được ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau như:
- Rau răm với trứng vịt lộn: Không chỉ làm giảm mùi tanh, rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn sẽ hạn chế khả năng bị đầy bụng, khó tiêu khi sử dụng loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này.
- Rau răm ăn với cháo trai, cháo thịt dê: Trai hay thịt dê đều là những đồ ăn có tính hàn, vì vậy việc ăn kèm rau răm có tính ấm sẽ “trung hòa” và tránh tình trạng lạnh bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là lý do mà những loại nghêu, sò, ốc, hến thường được nấu cùng với rau răm để tiêu hàn, khử mùi tanh.
- Rau răm ăn với bún thang: Làm cho bát bún thơm ngon, tròn vị hơn.
Như vậy, lời giải đáp cho câu hỏi ăn rau răm có tác dụng gì đã được giới thiệu khá chi tiết trong bài viết trên. Và mỗi gia đình hãy nên sử trồng và sử dụng rau răm một cách hợp lý để tận dụng tốt nhất những lợi ích mà loại rau này mang lại nhé.
Leave a Reply